Vào độ tuổi trung niên và cao tuổi, thoái hóa khớp là căn bệnh rất phổ biến gây nên cảm giác đau đớn ở các khớp, đặc biệt là khớp gối. Khớp sưng, biến dạng, mất khả năng vận động là những biến chứng điển hình của thoái hóa khớp. Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều chủ quan mà xem nhẹ các triệu chứng của bệnh trong giai đoạn đầu, điều này khiến việc khắc phục chậm trễ, khó phục hồi và tốn kém chi phí hơn. Hãy cùng tham khảo các phương pháp điều trị và ngăn ngừa thoái hóa hợp hiệu quả đã được trung tâm khoa học nghiên cứu chứng minh.
>> Một số thông tin mới nhất về gia công thực phẩm chức năng 2024:
1. Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị
Người bệnh có thể dùng một số loại Thực phẩm chức năng nhằm hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, giảm đau và viêm nhức, với những bệnh bị đau nhẹ hoặc mức trung bình có thể tự mua thuốc mà không cân kê toa, đối với trường hợp thoái hóa khớp nặng hơn có thể mua thuốc theo toa hướng dẫn của bác sĩ
2. Tiêm dịch nhờn cho khớp
Đây cũng là một cách điều trị thoái hóa khớp khá hiệu quả, chất nhờn được sử dụng như Acid hyaluronic hoặc dẫn xuất của chất này đã được ứng dụng khá rộng rãi vì tính an toàn và hiệu quả lâu dài.
Acid hyaluronic có tác dụng làm giảm xóc và bảo vệ khớp, có tính đàn hồi nếu lực tác động lớn, còn nếu lực tác động nhẹ thì nó có vai trò như là dầu bôi trơn. Với những ai bị thoái hóa khớp thì hàm lượng và chất lượng của Acid hyaluronic bị giảm.
3. Chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm sưng viêm
Người bệnh có thể sử dụng phương pháp truyền thống là chườm nóng và chườm lạnh tại nhà giúp giảm viêm sưng, giảm đau và khớp được linh hoạt hơn.
- Với chườm nóng, chúng ta đặt một chiếc khăn thấm nước ấm hoặc lăn đều chai nước ấm lên vùng khớp bị đau được ngăn cách bởi khăn hoặc vải mỏng. Lưu ý là không chườm quá nóng sẽ gây tổn thương cho da. Việc chườm nóng sẽ giúp cho tuần hoàn ở vùng khớp bị đau được tốt hơn, giúp giảm tình trạng cứng khớp và giảm đau khi khớp không có sưng nóng.
- Ngược lại với chườm nóng là chườm lạnh được thực hiện bằng cách đặt khăn lạnh hoặc túi đá có màng ngăn lên chỗ khớp bị đau. Cách làm này giúp bệnh nhân thoái hóa khớp giảm viêm và giảm đau khá hiệu quả khi khớp sưng nóng.
4. Bài tập giúp giảm đau khớp
Áp dụng các bài tập nhẹ nhàng cũng là phương pháp giúp giảm đau khớp, tăng tính linh hoạt của khớp. Có rất nhiều bài tập khác nhau liên quan đến chân, đùi là phổ biến nhất, bởi vì thoái hóa khớp thường xuất hiện gây đau nhiều ở khớp gối.
5. Kiểm soát cân nặng
Cân nặng cũng chính là một yếu tố quan trọng tiềm ẩn gây ra tình trạng thoái hóa khớp, với những người có nguy cơ hoặc đã thoái hóa thì cân nặng quá mức trung bình sẽ khiến tình trạng của bệnh trầm trọng hơn. Do vậy, kiểm soát cân nặng được xem là cần thiết để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh thoái hóa khớp. Tốt nhất chỉ số cân nặng (BMI) không vượt quá 22.9.
6. Chế độ dinh dưỡng
Người bị bệnh thoái hóa khớp cần phải chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, mặc dù dinh dưỡng không thể đảo ngược quá trình thoái hóa, nhưng áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học với những thực phẩm tốt cho khớp gối, giàu chất chống oxy hóa như như omega-3, vitamin C, beta-carotene… có thể đem lại những lợi ích như: Kiểm soát tốt cân nặng, hỗ trợ sụn chắc khỏe, linh hoạt, thuyên giảm tình trạng viêm.
7. Bổ sung các dưỡng chất giúp bảo vệ khớp
Có rất nhiều tinh chất từ thiên nhiên – nguồn dưỡng chất cần thiết giúp hỗ trợ nuôi dưỡng các mô sụn tại khớp , bảo vệ, tái tạo sụn khớp, làm trơn ổ khớp và đồng thời hỗ trợ ức chế quá trình viêm – khởi nguồn của bệnh lý thoái hóa khớp được nghiên cứu thành công.
- Glucosamin Sulfate 2NaCl
Glucosamin là một thành phần tự nhiên có trong sụn của khớp. Glucosamin sulfate 2NaCl giúp bảo vệ, tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp, có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.
- Chondroitin Sulfate sodium
Chondroitin Sulfate sodium có tác dụng trong việc điều trị và hỗ trợ phục hồi các bệnh lý xương khớp dựa trên khả năng có thể ức chế các loại enzym phá hủy sụn, đồng thời đóng vai trò như chất xúc tác phản ứng tổng hợp acid hyaluronic – là một hoạt chất giúp hoạt động xương khớp diễn ra tốt hơn.
- Collagen type II
Collagen type II cung cấp những chất thiết yếu giúp nuôi dưỡng và duy trì độ bền chắc, dẻo dai cho sụn khớp. Đồng thời, Collagen Type 2 kiến tạo lớp sụn khớp vững vàng giúp bảo vệ các đầu khớp xương an toàn, từ đó xương có thể chuyển động một cách trơn tru và linh hoạt.
8. Châm cứu
Đây là phương pháp cổ truyền được áp dụng vào hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp khá phổ biến hiện nay, giúp giảm đau và tăng cường khí huyết nuôi dưỡng tại khớp, từ đó khớp trở nên linh hoạt và vận động tốt hơn.
Ngoài biện pháp châm cứu thông thường thì thủy châm, nghĩa là dùng kim đưa 1 lượng nhỏ thuốc, thường là thuốc bổ vào huyệt. Thủy châm có tác dụng giảm đau khớp và tăng tác dụng bổ gân xương. Lưu ý, thủy châm chỉ bơm thuốc vô huyệt, không phải là bơm thuốc vô khớp.
9. Thuốc Đông y và xoa bóp
- Trong đông y, thuốc có vai trò giúp giảm đau, tăng cường tuần hoàn giúp quá trình nuôi dưỡng ở khớp tốt hơn và làm giảm giá trình thoái hóa khớp. Thông thường người bị thoái hóa khớp sẽ đến gặp các thầy thuốc Đông y để được khám và bốc thuốc.
- Thuốc xoa bóp ngoài da: Rất nhiều bài thuốc dùng đắp ngoài và rượu xoa bóp để chữa chứng đau đầu gối hoặc đau các vùng khớp khác tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà có bài thuốc khác nhau.
10. Phẫu thuật thay khớp
Khi khớp đã chịu nhiều tổn thương, mất đi chức năng vận động bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật, trong nhóm biện pháp phẫu thuật có 3 loại phẫu thuật chính: phẫu thuật nội soi, phẫu thuật cắt xương và phẫu thuật thay thế khớp.
Trên đây là 10 cách giúp cải thiện và phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp. Tùy vào độ tuổi, mức độ nặng nhẹ của bệnh mà người bệnh có thể áp dụng một hoặc một số cách trên đây.
Sumpharma không ngừng nghiên cứu, phát triển & sản xuất những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, an toàn cho các thương hiệu với nguồn dược liệu đa dạng, đạt chuẩn. Nhà máy sản xuất TPCN Sumpharma tự hào là đơn vị đạt chuẩn GMP mang đến những dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín trong lĩnh vực sản xuất TPBVSK. Liên hệ với chúng tôi tại:
———————————————————————————————————————