Trong thời gian gần đây, việc sử dụng thực phẩm chức năng để chăm lo cho cuộc sống cũng như sức khỏe đã trờ thành một hướng đi mới, các sản phẩm thực phẩm chức năng đang trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống người tiêu dùng. Kéo theo đó là thị trường thực phẩm chức năng có nhiều chuyển biến tích cực bởi thành phần chủ yếu từ các hoạt chất thiên nhiên cho phép hạn chế tối đa những các dụng phụ đối với người tiêu dùng và có hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh.
>> Xem thêm các thông tin mới nhất:
Chi phí gia công thực phẩm chức năng 2024
TOP Công ty gia công mỹ phẩm từ A – Z giá rẻ
Ngành Dược mỹ phẩm Việt Nam hiện nay đang phát triển với tốc độ nhanh như dịch chuyển lớn về số lượng cũng như chất lượng, với nền kinh tế phát triển nhanh và năng động ở Châu Á, thu nhập người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao. Chính vì vậy, Kinh doanh gia công thực phẩm chức năng trọn gói đang là một mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp Việt, đây cũng là một lĩnh vực được các chuyên gia đánh giá vô cùng tiềm năng trong tương lai.
Các tiêu chuẩn cần và đủ trong sản xuất gia công thực phẩm chức năng
Mới nhất đây, theo cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) Nguyễn Thanh Phong cho biết, để đạt yêu cầu về tiêu chuẩn sản xuất gia công thực phẩm chức năng trọn gói GMP thì đơn vị doanh nghiệm sản xuất cần phải có cơ sở sản xuất đảm bảo chất lượng. Có địa điểm sản xuất xuất thực phẩm chức năng đủ rộng, có đủ điện tích để bố trí khu vực sản xuất thực phẩm. Hệ thống từ nhà xưởng, hệ thống thông khí đến hệ thống bảo vệ phải cách biệt với môi trường ô nhiễm.
Đặc biệt là về thiết kế và kết cấu nhà xưởng phải phù hợp từ hệ thống cung cấp nước, ánh sáng đến hệ thống sử lý chất thải, khu vệ sinh và các buồng phòng có hoạt động riêng theo từng quy chuẩn.
Ngoài ra, nhân lực là yếu tố quyết định quan trọng nhất trong hệ thống tiêu chuẩn sản xuất gia công thực phẩm chức năng hay bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy. Từ đó, mỗi cán bộ nhân viên phụ trách sản xuất của từng bộ phần rồi tới chủ doanh nghiệp tối thiểu đều phải có bằng đại học trong lĩnh vực. Nghĩa là có trình độ chuyên ngành mà cơ sở sản xuất yêu cầu.
Không những thế, mỗi chuyên viên trong dây truyền gia công sản xuất thực phẩm chức năng cần phải có sự am hiểu cần thiết nhất định về sản phẩm. Từ riêng lẻ đến tổng thể, đồng thời có ý thức trách nhiệm đối với sản phẩm mình làm ra đảm bảo chất lượng đạt chuẩn cho người sử dụng.
Giấy phép kinh doanh sản xuất, hồ sơ pháp lý rõ ràng
Đây là cơ sở pháp lý để Đơn vị sản xuất hoạt động minh bạch, đó là những tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm chức năng về hồ sơ sổ sách những nguyên liệu đầu vào…Điều đó minh chứng chất lượng của sản phẩm được sản xuất ra. Những hồ sơ này thể hiện quá trình nuôi trồng, thu hái và đóng gói, bảo quản nguyên liệu. Sau đó lưa chuyển vào kho tiếp nhận nguyên liệu. Bên bộ phận tiếp nhận nguyên liệu lại có những chính sách quản lý thu nhận riêng đi cùng với hóa đơn chứng từ cụ thể. Theo đó, tất cả các khâu này đều cần đảm bảo trải qua hệ thống kiểm nghiệm đạt yêu cầu.
Tại sao cần áp dụng tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm chức năng chuẩn GMP
GMP (Good Manufacturing Practices) Được hiểu là những tiêu chuẩn sản xuất tốt, đảm bảo về điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất, đó là hệ thống nguyên tắc, quy định chung về nội dung cơ bản trong điều kiện sản xuất gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm …, nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn.
Theo một cách hiểu khác đơn giản thì GMP là một phần cơ bản trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, cũng như điều kiện tiên quyết cho việc phát triển hệ thống HACCP và các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO22000. Trong đó, GMP quan tâm chủ yếu đến các yếu tốt như: Con người, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, thao tác, môi trường…. Đây là những đối tượng kiểm soát của GMP cơ bản để đáp ứng quá trình sản xuất ra sản phẩm chất lượng.
Hiện nay thị trường thực phẩm chức năng phát triển thần tốc. Kéo theo đó nhiều hệ lụy sản phẩm kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước đặt chính sách bằng cách siết chặt bằng GMP. Điều này nhằm đảm bảo cho thị trường sản xuất thực phẩm chức năng của Việt Nam ổn định lâu dài. Đồng thời có sản phẩm an toàn, chất lượng và cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
Chính yêu cầu từ bộ y tế trong sản xuất thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP, mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Theo đó đối với doanh nghiệp tiêu chuẩn này thể hiện tính cam kết trong sản xuất an toàn sản phẩm. Làm gia tăng niềm tin, sự uy tín cho doanh nghiệp đối với khách hàng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đưa được sản phẩm tới những thị trường khó tính. Và làm tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Trên đây là những tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP cần phải có. Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Để được tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ tới địa chỉ bên dưới:
———————————————————————————————————————