Trong lĩnh vực nhập khẩu dược phẩm, có rất nhiều dạng bào chế khác nhau như viên nén, viên hoàn, bột, cốm, siro, viên nang….Đây là các dạng bào chế thực phẩm chức năng thông dụng trên thị trường hiện nay. Mỗi dạng bào chế đều mang lại sự hiệu quả cũng như phù hợp nhất định với công thức, mục đích sử dụng cho từng người tiêu dùng.
Các dạng bào chế thực phẩm chức năng tại Sumpharma
Dạng viên nén
Đây là dạng bào chế phổ biến và thông dụng nhất hiện nay, mỗi viên là một đơn vị phân liều, dùng để nhau, uống, ngâm, đặt hòa vào nước để uống…Viên nén được sử dụng rộng rãi bởi các ưu điểm vượt bậc.
- Về mặt công năng với ưu điểm chung của dạng viên là đã chia liều 1 lần tương đối chính xác, thể tích thường gọn nhẹ, ở thể rắn, việc vận chuyển và sử dụng cũng trở nên dễ dàng, rất thuận tiện và đơn giản cho người dùng.
- Mục đích sử dụng có thể nuốt, nhai, ngậm, pha thành dung dịch hay hỗn dịch để uống…
- Ngoài ra, trên mặt viên có thể có ký tự để nhận biết tên sản phẩm.
- Trong viên nén các hoạt chất cũng ổn định hơn, tuổi thọ dài hơn so với dạng lỏng, dạng bột do hạn chế được sự tiếp xúc của hoạt chất với các yếu tố thúc đẩy phản ứng phân hủy như oxy, không khí, nước hoặc ẩm.
- Công thức viên nén có thể kết hợp nhiều hoạt chất.
- Viên nén giúp che giấu mùi vị khó chịu của hoạt chất do bản thân việc nén hoạt chất với các tá dược giúp hạn chế bớt mùi vị và đặc biệt có thể sử dụng nhiều công nghệ bao phim giúp tăng tính thẩm mỹ và hạn chế tối đa mùi vị khó chịu.
- Ngoài ra nhờ công nghệ tiên tiến giúp bảo vệ hoạt chất như bao chống ẩm, bao tan trong ruột, hoặc các công nghệ kiểm soát giải phóng hoạt chất giúp kéo dài thời gian tác dụng hoặc khu trú tác dụng tại đích.
- Cuối cùng, xét về mặt sản xuất, đây là dạng dễ đầu tư sản xuất lớn, giúp hạ giá thành sản phẩm.
Viên nén cũng có một số mặt hạn chế sau:
- Không phải tất cả các dược chất đều có thể điều chế được thành viên nén.
- Sau khi dập viên do chịu tác dụng của lực nén, và có thể cả tá dược, diện tích tiếp xúc của dược chất với môi trường hòa tan sẽ giảm, với hoạt khó tan hoặc ít tan
- Trong quá trình sản xuất viên nén, tùy vào công nghệ nhà máy, độ ổn định của hoạt chất vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trong quá trình bào chế như: lực nén, ẩm, nhiệt, tá dược…
Dạng viên hoàn
Viên tròn là dạng rắn hình cầu được bào chế từ bột hoạt chất, dược liệu hoặc chiết xuất dược liệu và tá dược theo khối lượng nhất định, dùng để uống. Dạng này thường được sử dụng trong việc bào chế thuốc đông y hoặc thực phẩm chức năng có nguồn gốc dược liệu, hay còn gọi là viên hoàn.
Ngoài những công dụng chung như dạng viên rắn: hoạt chất ổn định, ít bị biến chất, có thể kết hợp cùng với nhiều loại hoạt chất giúp thể tích sản phẩm gọn nhẹ, dễ vận chuyển và bảo quản. Ngoài ra, viên tròn có thể áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại giúp che giấu mùi vị hoạt chất, bảo vệ hoạt chất hoặc khu trú tác dụng. Viên tròn có một số ưu điểm chính sau: kĩ thuật bào chế đơn giản, không đòi hỏi các trag thiết bị phức tạp, dễ sản xuất.
Điểm yếu chính của dạng này chính là khó có thể tiêu chuẩn hóa về mặt chất lượng do biến thiên của khối lượng khá lớn.
- Đặc biệt thuốc hoàn dược liệu được bào chế từ các thảo dược chưa biết rõ hoạt chất, việc đánh gía chất lượng gặp nhiều khó khăn.
- Ngoài ra viên hoàn bào chế ở quy mô nhỏ khó đảm bảo vệ sinh.
Dạng viên nang : Viên nang cứng – viên nang mềm
Viên nang được chia thành hai loại:
- Viên nang cứng (vỏ nang cứng bao gồm 2 phần thân và nắp được lồng khít với nhau): Đối với dạng bào chế này khả năng hấp thụ nước và tan nhanh trong cơ thể, giúp người uống cảm thấy dễ dàng hơn so với việc uống trực tiếp. Nang cứng thường được sử dụng để chứa các hoạt chất được bào chế ở dạng bột hay cốm nghiền nhỏ.
- Viên nang mềm (vỏ nang là một khối thống nhất, mềm dẻo dai). Dạng bào chế này sẽ được gia công theo từng đoạn sản xuất, bơm đầy và đóng với vỏ thuốc dẻo chứa thành phần gelatin. Tùy vào hàm lượng và loại gelatin ảnh hưởng đến độ mềm dẻo và đàn hồi của vỏ nang mềm. Nang mềm thường được sử dụng để chứa các hoạt chất được bào chế ở dạng hỗn dịch, dung dịch…
Ưu điểm:
- Dễ nuốt do hình dạng thuôn, bề mặt vỏ nang bóng; tiện dùng và dễ bảo quản, vận chuyển vì đã được phân liều đóng gói gọn giống như viên nén.
- Dạng viên nang sẽ dễ áp dụng cho sản xuất lớn, năng suất cao. Tính sinh khả dụng cao do công thức bào chế thường đơn giản ít tá dược và ít tác động của các kỹ thuật bào chế so với viên nén; vỏ nang thường dễ tan rã để giải phóng dược chất.
Tuy nhiên với các hoạt chất kích ứng đường tiêu hóa thì không nên đóng nang vì sau khi vỏ nang vỡ sẽ giải phóng ồ ạt dẫn đến tập trung nồng độ hoạt chất cao tại nơi giải phóng hoạt chất gây kích ứng mạnh tại điểm đó.
Dạng cốm, bột
- Dạng bột là dạng bào chế rắn khô tơi, được bào chế từ một hoặc nhiều loại bột (hoạt chất hoặc chiết xuất thảo dược) có kích thước xác định bằng cách trộn đều thành hỗn hợp đồng nhất, dùng để uống hoặc dùng ngoài.
- Dạng cốm là dạng bào chế rắn, thường được bào chế từ bột hoạt chất và tá dược dính để tạo thành hạt nhỏ xốp đường kính 1-2 cm. Thuốc cốm là dạng đặc biệt thích hợp cho trẻ em.
Kỹ thuật của dạng cốm, bột này khá đơn gản, không đòi hỏi phức tạp. Dạng rắn nên dễ đóng gói và vận chuyển. Ít tương tác, tương kỵ hơn so với các dạng lỏng nên có thể phối hợp nhiều loại hoạt chất khác nhau trong cùng công thức. Quá trình báo chế không chịu tác động của nhiệt, ẩm, lực nén; tương đối bền trong bảo quản; tuổi thọ kéo dài; thích hợp với các hoạt chất dễ bị thủy phân, dễ bị oxy hóa, dễ bị biến chất trong quá trình sản xuất.
Do không chịu tác ảnh hưởng của lực nén và tá dược dính nên sản phẩm sẽ dễ hòa tan và giải phóng hoạt chất nên sinh khả dụng cao hơn các dạng thuốc rắn khác. Tuy nhiên, chính diện tích tiếp xúc lớn nên dễ hút ẩm, do đó bao bì cần có khả năng kháng ẩm tốt, một số hoạt chất nhạy cảm cần đóng trong các loại bao bì hút chân không hạn chế sự tiếp xúc của hoạt chất với không khí và hơi nước.
Dạng dung dịch
- Dung dịch nước là dạng bào chế hòa tan một hoặc nhiều hoạt chất hoặc chiết xuất thảo dược trong dung môi là nước. Trong dung dịch nước thường sử dụng thêm các tá dược tạo ngọt và tạo mùi để tạo mùi vị thơm ngon dễ uống cho sản phẩm. Vì vậy, sản phẩm dạng này thường được sử dụng trong bào chế thực phẩm chức năng dạng dung dịch.
- Sirocũng có bản chất tương tự, tuy nhiên siro thường lỏng và sánh hơn dung dịch nước do trong siro chứa một tỷ lệ đường cao khoảng 56-64%, được điều chế bằng cách hòa tan hoạt chất vào siro đơn (dung dịch có hàm lượng đường cao 165g đường/100g nước và chưa có hoạt chất) hoặc hoà tan đường vào dung dịch dược chất.
Ưu điểm của dạng dung dịch là hoạt chất đã được hòa tan sẵn trong sản phẩm do đó, hấp thu nhanh hơn so với các dạng thuốc rắn, không gây kích ứng khi tiếp xúc với niêm mạc. Việc sử dụng dạng dung dịch cũng rất thuận tiện hơn cho người dùng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người già, người khó nuốt.
Tuy nhiên thực phẩm chức năng dạng dung dịch thường có độ ổn định kém, do các phản ứng thủy phân, racemic hóa, tạo phức, tương kỵ, sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc xảy ra nhanh và dễ dàng hơn, dẫn đến phân hủy dược chất, phá hỏng sản phẩm.
Mỗi dạng bào chế đều sở hữu nhưng ưu điểm và nhược điểm khác nhau, vì thế từng loại sẽ được “ưu tiên” lựa chọn hơn khi phù hợp với tính chất của sản phẩm hay đối tượng mà sản phẩm hướng đến.
Bên cạnh đó có những hoạt chất sẽ phát huy hiệu quả ở dạng rắn, có hoạt chất sẽ an toàn hơn khi ở dạng lỏng,… Điều này, bạn sẽ được các cán bộ chuyên môn giàu kinh nghiệm tại nhà máy Sumpharma hỗ trợ tư vấn và hoàn thiện trong quá trình nghiên cứu, xây dựng công thức.
Không chỉ thế, với hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất đạt chuẩn GMP, Sumpharma còn giúp bạn tối ưu, hạn chế tối đa các nhược điểm của từng dạng bào chế.
Cơ hội và thách thức cho ngành nhập khẩu dược phẩm 2024
Thực phẩm chức năng theo yêu cầu là gì?
TOP nhà máy gia công thực phẩm chức năng uy tín nhất Việt Nam
Tổng kết, không có dạng bào chế nào là hiệu quả nhất, chỉ có dạng bào chế phù hợp nhất. Bạn đang có ý tưởng về kinh doanh Nhap khau thuc pham chuc nang cần tư vấn trọn gói từ A-Z, hãy liên hệ ngay với Sumpharma để được hỗ trợ sớm nhất!
———————————————————————————————————————