Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ trải qua nhiều thay đổi lớn từ hormone tới cấu trúc cơ thể, điều này dẫn đến các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, mệt mỏi hoặc bị đau nhức xương ức. Vấn đề này không những ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến mẹ bầu lo lắng về sức khỏe của mình và con.
Đây có thể là phản ứng sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe cần lưu ý. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân gây đau xương ức khi mang thai, khi nào cần đi khám, và những cách cải thiện hiệu quả để mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.
Tại sao xương ức bị đau khi mang thai?
- Tử cung lớn dần chèn ép cơ hoành
Khi thai nhi phát triển, đặc biệt từ tam cá nguyệt thứ hai, lúc này tử cung của mẹ bầu mở rộng đáng kể sẽ tạo áp lực lên cơ hoành – bộ phần hỗ trợ hô hấp ngay dưới xương ức. Điều này sẽ khiến mẹ cảm thấy nặng ngực, khó thở hoặc bị đau xương ức, nhất là lúc ngồi lâu hoặc nằm ngửa.
- Thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu sắt là vấn đề khá phổ biến ở mẹ bầu, đặc biệt là cơ thể cần nhiều sắt để tạo hồng cầu cho cả mẹ và bé. Nếu như lượng oxy vận chuyển không đủ thì tim và phổi phải làm việc nhiều hơn, từ đó gây ra cảm giác tức ngực hoặc đau nhức ở vùng xương ức. Cách bổ sung sắt cho bà bầu
- Ảnh hưởng từ hệ tiêu hóa
Sự thay đổi của hormone trong thai kỳ sẽ khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn, dẫn tới ợ nóng, trào ngược dạ dày. Các triệu chứng này sẽ gây kích ứng thực quản, lan tới vùng xương ức khiến mẹ bầu cảm thấy đau hoặc nóng rát.
- Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
Lo lắng trong thai kỳ, thiếu ngủ hoặc áp lực công việc sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy căng tức ngực, hồi hộp hoặc đau xương ức khi mang thai. Mẹ bầu cần có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ để tránh trường hợp này triển biến nặng hơn.
Đau xương ức khi mang thai có nguy hiểm không?
- Triệu chứng sinh lý bình thường
Đa số trường hợp bị đau nhức xương ức khi mang thai là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước sự thay đổi trong thai kỳ, chẳng hạn như tử cung phát triển hoặc hormone dao động. Những cơn đau sẽ thường xuất hiện thoáng qua, nhẹ nhàng và không gây ảnh hưởng tới thai nhi.
- Khi nào cần cảnh giác?
Mặc dù rất hiếm gặp, đau nhức xương ức khi mang thai có thể là dấu hiệu của một số vấn đề nghiêm trọng hơn như bệnh tim mạch, viêm phổi hoặc huyết khối. Nếu tình trạng này kéo dài, đau dữ dội, kèm theo khó thở, đau lan ra tay, vai, hoặc ngất xỉu, cần đi khám ngay để bác sĩ kiểm tra và loại trừ các bệnh lý nguy hiểm.
Khi bị đau xương ức mẹ bầu nên làm gì?
Có nhiều cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả giúp mẹ bầu giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn. Dưới đâu là những gợi ý có thể áp dụng ngay tại nhà:
- Chườm lạnh giảm đau
Dùng một chiếc khăn sạch bọc đá lạnh hoặc túi chườm mát, đặt nhẹ lên vùng xương ức trong khoảng 10 – 15 phút. Phương pháp này sẽ giúp làm dịu cảm giác nóng rát, căng tức, và giảm đau nhanh chóng mà không cần dùng thuốc.
- Vận động nhẹ nhàng
Các hoạt động như đi bộ chậm, yoga bầu, hoặc tập hít thở sâu rất tốt cho mẹ bầu. Những bài tập này giúp thư giãn cơ hoành, cải thiện lưu thông máu, và giảm áp lực lên vùng ngực, từ đó làm dịu triệu chứng có bầu bị đau xương ức.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp mẹ bầu giảm các vấn đề liên quan đến tiêu hóa và thiếu máu:
Ăn nhiều bữa nhỏ: Thay vì ăn 3 bữa lớn, hãy chia thành 5 – 6 bữa nhỏ để tránh áp lực lên dạ dày.
Tránh đồ ăn khó tiêu: Hạn chế món cay, chiên xào, hoặc nhiều dầu mỡ vì chúng dễ gây ợ nóng, làm nặng thêm cơn đau xương ức.
Thực phẩm bổ sung giàu dinh dưỡng: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, và thực phẩm chứa sắt (như thịt đỏ, gan động vật) giúp tăng cường hồng cầu và cải thiện tuần hoàn.
Uống đủ nước: Mẹ bầu nên uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ tiêu hóa và duy trì sức khỏe tổng thể.
- Ngủ nghỉ đúng cách
Tư thế ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến vùng ngực và cột sống:
Nghiêng bên trái:Tư thế này giúp giảm áp lực lên tim, phổi, và cơ hoành, từ đó làm dịu cơn đau xương ức.
Dùng gối hỗ trợ: Đặt gối dưới lưng hoặc giữa hai chân để nâng cơ thể, giúp mẹ ngủ thoải mái hơn.
Tránh nằm ngửa lâu: Tư thế này có thể làm tử cung chèn ép mạch máu và cơ hoành, khiến mẹ khó thở và đau ngực.
- Massage và thư giãn tinh thần
Massage nhẹ nhàng vùng ngực bằng tay hoặc nhờ người thân hỗ trợ sẽ giúp thư giãn cơ bắp và giảm căng tức. Ngoài ra, mẹ bầu nên dành thời gian nghe nhạc, đọc sách, hoặc trò chuyện vui vẻ để giữ tinh thần lạc quan, tránh stress làm nặng thêm triệu chứng.
Đau nhức xương ức khi mang thai là tình trạng khá phổ biến hiện nay mà nhiều mẹ bầu gặp phải do những thay đổi tự nhiên trong cơ thể. Hầu hết các trường hợp đồng không nguy hiểm nếu như mẹ bầu thực hiện các phương pháp đúng cách từ chế độ ăn uống khoa học cho bà bầu, nghỉ ngơi hợp lý và vận động nhẹ nhàng. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên chủ quan nếu như có cơn đau kéo dài hoặc kèm theo dấu hiệu bất thường như khó thở, đau lan ra tay.