Kinh doanh thực phẩm chức năng cần những giấy phép gì về an toàn thực phẩm? Quy định về công bố như thế nào?
Những thông tin, giấy phép cần phải có khi muốn kinh doanh thực phẩm chức năng? Quy định công bố thực phẩm chức năng là gì? Có thể tự công bố hay phải đăng ký công bố? Đây là một trong rất nhiều câu hỏi thắc mắc của Công ty, khách hàng đang có nhu cầu sở hữu một thương hiệu sản phẩm TPCN của riêng mình. Tất cả những thắc mắc này sẽ được Sumpharma giải đáp dưới bài viết sau.
Kinh doanh TPCN cần những giấy phép gì về an toàn thực phẩm?
- Công ty phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 6 Nghị định 67/2016/NĐ-CP (Sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP)
- Sản phẩm TPCN cần phải được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị Định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật An toàn thực phẩm và Thông tư 15/2018/NĐ-CP Quy định về quản lý Thực phẩm chức năng.
- Các lô hàng TPCN khi được nhập khẩu vào Việt Nam cần phải được kiểm tra tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cấp Thông báo lô hàng đạt chuẩn chất lượng nhập khẩu theo Quy định tại Nghị Định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Điều kiện cần và đủ để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thực phẩm chức năng?
Công ty muốn được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về An toàn thực phẩm khi kinh doanh TPCN thì phải đáp ứng được điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị Định 67/2016/NĐ-CP (Sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế
- Tuân thủ các quy định tại Điều 19, 20, 21, 22, 25, 26 và Điều 27 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
b) Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc;
c) Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm;
d) Có ủng hoặc giầy, dép để sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm;
- Bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hoá chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm;
- Không bày bán hoá chất dùng cho mục đích khác trong cơ sở kinh doanh phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.”
Quy định công bố đối với TPCN như thế nào? Phải đăng ký công bố hay có thể tự công bố?
Căn cứ vào quy định tại Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì sản phẩm TPCN phải đăng ký bản công bố sản phẩm trước khi được tung ra thị trường, cụ thể như sau:
Điều 6. Đăng ký bản công bố sản phẩm
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.”
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 3 Thông tư 43/2014/TT-BYT về Công bố hợp quy với thực phẩm chức năng như sau:
“Điều 3. Công bố hợp quy và phù hợp quy định an toàn thực phẩm
- Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
- Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
- Trình tự, hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và các điều 4, 5, 7và9 Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Đối với những Công ty, khách hàng mới chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như am hiểu về quy trình xin giấy phép công bố Thực phẩm chức năng thì Sumpharma – Nhà nhập khẩu hàng đầu Việt Nam sẽ cung cấp dịch vụ Gia công thực phẩm chức năng trọn gói – chất lượng – uy tín từ A – Z giúp khách hàng yên tâm hơn trong quá trình phát triển thương hiệu của mình.
▪️ Công thức sản phẩm chất lượng
▪️ Nguồn dược liệu tuyển chọn khắt khe
▪️ Giá cả cạnh tranh, không qua trung gian
▪️ Hỗ trợ pháp lý, đăng ký công bố nhanh chóng
▪️ Tư vấn, hỗ trợ trước – trong – sau sản xuất tận tình
▪️ Giao hàng đúng hẹn
>>> Tìm hiểu thêm:
Sumpharma nhận giải thưởng Vì Sức Khỏe Cộng Đồng
Sumpharma – Nhà nhập khẩu hàng đầu Việt Nam đạt danh hiệu “Top 10 Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam 2023”
Sumpharma không ngừng nghiên cứu, phát triển & sản xuất đa dạng sản phẩm Dược mỹ phẩm đảm bảo chất lượng cao, hiệu quả, an toàn cho các thương hiệu với nguồn dược liệu đa dạng, đạt chuẩn. Mạng lưới nhà máy sản xuất TPCN của Sumpharma tự hào là đơn vị đạt chuẩn GMP mang đến dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín trong lĩnh vực Dược mỹ phẩm. Liên hệ với chúng tôi tại:
———————————————————————————————————————