Trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, việc đăng ký và công bố sản phẩm là một bước quan trọng không thể thiếu để đảm bảo tính an toàn, chất lượng của sản phẩm. Đối với các sản phẩm nhập khẩu thì quá trình này sẽ trở nên phức tạp hơn với nhiều yêu cầu và thủ tục pháp lý theo quy định. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin về chi phí liên quan đến quá trình đăng ký công bố thực phẩm chức năng, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan nhất trên kế hoạch độc quyền sản phẩm nhập khẩu.
1. Thực phẩm chức năng là gì?
Đây là nhóm sản phẩm được chế biến và thiết kế đặc biệt để cung câp bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, chất chống oxi hóa và các thành phần khác nhằm hỗ trợ, cải thiện sức khỏe của người dùng. Thực phẩm chức năng không chỉ đóng vai trò trong việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ bản mà còn được phát triển để hỗ trợ chắc năng cụ thể của cơ thể hoặc giảm nguy cơ các vấn đề về sức khỏe.
Điều quan trọng, Thực phẩm chức năng không phải là thuốc và được sử dụng như một phần của chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Sản phẩm có thể được bào chế thành viên uống, nước uống bổ sung, bột hay thậm chí là các thực phẩm được làm giàu chất dinh dưỡng. Hiện nay, các sản phẩm này đều có nhãn hiệu cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về thành phần, hướng dẫn sử dụng cũng như công dụng đối với sức khỏe của người tiêu dùng.
>> Xem thêm:
Danh sách sản phẩm nhập khẩu Châu Âu
Gia công mỹ phẩm trọn gói OEM là gì?
2. Quy định công bố thực phẩm chức năng? Tự công bố thực phẩm chức năng được không?
Theo Quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Thông tư 43/2014/TT-BYT, về việc công bố thực phẩm chức năng, quy trình được mô tả như sau:
Điều 6. Đăng ký bản công bố thực phẩm chức năng
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.”
Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 3 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định về công bố thực phẩm chức năng như sau:
Điều 3. Công bố hợp quy và phù hợp quy định an toàn thực phẩm
- Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
- Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
- Trình tự, hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và các điều 4, 5, 7 và 9 Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
3. Chi phí công bố thực phẩm chức năng là bao nhiêu?
Trước khi công bố thực phẩm chức năng, các đơn vị doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm nghiệm để đảm bảo rằng trong sản phẩm không chức các thành phần gây độc hại và đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, đây là bước quan trọng để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Qúa trình kiểm nghiệm thực phẩm chức năng bao gồm việc gửi mẫu sản phẩm tới các phòng kiểm nghiệm được quy định, chi phí cho quá trình này có thể giao động tùy thuộc vào loại sản phẩm và đơn vị kiểm nghiệm cụ thể. Ngoài ra, chi phí công bố thực phẩm chức năng cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình đưa sản phẩm ra thị trường, theo quy định thì chi phí thực hiện công thực phẩm chức năng là khoàng 1.500.000 đồng/sản phẩm, và cá nhân hoặc tổ chức sẽ thực hiện việc nộp hồ sơ tại Cục An toàn thực phẩm.
Bộ hồ sơ công bố thực phẩm chức năng bao gồm các giấy tờ sau:
- Bản công bố theo mẫu quy định trong Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm đã làm từ trước đó còn hạn trong vòng 12 tháng
- Mẫu sản phẩm (phải có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
- Tài liệu khoa học chứng minh về công dụng của thành phần chứa trong thực phẩm chức năng
- Kết quả thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm đối với TPCN có công dụng mới hoặc được chế biến từ các chất mới hoặc theo công nghệ mới lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường trong nước chưa được chứng minh về hiệu quả.
- Bản kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng
- Bản kế hoạch giám sát định kỳ có xác nhận của doanh nghiệp
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận rằng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có đủ điều kiện về an toàn thực phẩm nếu là cơ sở nhập khẩu thuộc vào đối tượng cần phải cấp giấy chứng nhận theo quy định.
- Chứng chỉ sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn của HACCP và ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp cơ sở của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (Bản sao công chứng )
4. Sumpharma cung cấp dịch vụ gia công thực phẩm chức năng trọn gói
Sumpharma – Đối tác tin cậy hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ sản xuất thực phẩm chức năng trọn gói từ công thức, sản xuất, giấy tờ với cam kết chất lượng và uy tín nhất trên thị trường.
- Công thức sản phẩm chất lượng.
- Nguồn dược liệu được tuyển chọn khắt khe.
- Giá cả cạnh tranh, không qua trung gian.
- Hỗ trợ pháp lý, đăng ký công bố thực phẩm chức năng nhanh chóng.
- Tư vấn, hỗ trợ trước – trong – sau sản xuất tận tình.
- Giao hàng đúng hẹn.