Thiếu sắt là một tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Chọn lựa đúng loại sắt và bổ sung phù hợp theo từng giai đoạn thai kỳ không những ngăn ngừa thiếu máu mà con đảm bảo quá trình mang thai được diễn ra thuận lợi. Nắm bắt rõ các loại sắt, ưu nhược điểm và cách bổ sung phù hợp theo từng giai kỳ sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.
>> TOP sản phẩm bổ sung sắt tốt nhất cho mẹ bầu
Sắt hữu cơ và sắt vô cơ
Sắt được phân loại thành hai dạng chính là sắt vô cơ và sắt hữu cơ, mỗi loại đều có những đặc điểm riêng về mức độ hấp thu và tác dụng đối với cơ thể.
Sắt hữu cơ
Đây là sắt có nguồn gốc tự nhiên, thường có trong các loại thực phẩm như gan động vật, hải sản, thịt đỏ và một số loại rau lá xanh. Loại sắt này có khả năng hấp thu cao nhờ có sự liên kết với các phân tử protein hoặc axit amin. Một số dạng sắt hữu cơ phổ biến trong viên uống bổ sung bao gồm sắt fumarate, sắt gluconate và sắt bisglycinate.
Ưu điểm của sắc hữu cơ:
- Dễ hấp thu hơn so với sắt vô cơ.
- Ít gây táo bón và kích ứng đường tiêu hóa.
- Hạn chế tác dụng phụ như buồn nôn và khó chịu dạ dày.
Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn so với sắt vô cơ.
- Hàm lượng sắt nguyên tố thấp hơn, do đó cần dùng liều cao hơn để đạt hiệu quả tương tự.
Sắt vô cơ
Sắt vô cơ thường có trong các sản phẩm thực phẩm chức năng dưới dạng sắt sulfate, sắt chloride hoặc sắt oxalate. Sắt vô cơ thường có hàm lượng sắt nguyên tố cao nhưng khả năng hấp thu lại kém hơn ke với sắt hữu cơ.
Ưu điểm của sắt vô cơ:
- Chi phí thấp hơn, dễ dàng tìm mua.
- Hàm lượng sắt nguyên tố cao hơn, giúp cung cấp lượng sắt cần thiết nhanh chóng.
Nhược điểm:
- Khả năng hấp thu thấp hơn, dễ bị đào thải qua đường tiêu hóa.
- Gây ra nhiều tác dụng phụ hơn như táo bón, buồn nôn và kích ứng dạ dày.
Viên sắt thông thường và viên sắt phóng thích kéo dài – Ưu và nhược điểm
Hiện nay, trên thị trường, có hai dạng viên sắt chính: Viên sắt thông thường và viên sắt phóng thích kéo dài. Tùy thuộc vào khả năng dung nạp của mẹ bầu và khuyến nghị của bác sĩ mà người dùng lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Viên sắt thông thường
Viên sắt thông thường có tác dụng ngay sau khi uống, giúp bổ sung sắt nhanh chóng. Tuy nhiên, do sắt được hấp thu ngay từ dạ dày nên dễ gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, đau dạ dày và táo bón.
Viên sắt phóng thích kéo dài
Viên sắt phóng thích kéo dài được bào chế nhằm giải phóng sắt từ từ trong hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu một cách ổn định và giảm thiểu tác dụng phụ tiêu hóa (táo bón).
Ưu điểm:
- Hạn chế kích ứng dạ dày do sắt được giải phóng từ từ.
- Giảm tác dụng phụ tiêu hóa (như táo bón) và buồn nôn.
- Duy trì lượng sắt ổn định trong máu trong thời gian dài.
Nhược điểm:
- Hiệu quả chậm hơn so với viên sắt thông thường.
- Không phù hợp với những người bị thiếu máu nghiêm trọng cần bổ sung nhanh chóng.
- Giá thành thường cao hơn.
Lựa chọn sắt phù hợp theo từng giai đoạn thai kỳ
Tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ mà nhu cầu sắt cũng khác nhau. Việc chọn đúng loại sắt và bổ sung đúng cách giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ)
Trong thời kỳ này, nhu cầu dùng sắt của thai kỳ chưa tăng quá cao, nhưng mẹ bầu cũng cần đảm bảo cung cấp đủ sắt giúp hỗ trợ sự phát triển ban đầu của thai nhi. Nếu mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng giàu sắt, có thể chưa cần bổ sung viên sắt ngay mà cần tập trung vào chế độ ăn uống lành mạnh.
Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ bầu có tiền sử thiếu máu thiếu sắt hoặc gặp tình trạng nghén nhiều gây ảnh hưởng tới việc ăn uống, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung sắt với liều lượng thấp (khoảng 30 mg/ngày). Trong giai đoạn này, sắt hữu cơ thường được ưu tiên hơn do ít gây buồn nôn và kích ứng dạ dày.
Tam cá nguyệt thứ hai (3 – 6 tháng giữa thai kỳ)
Lúc này, nhu cầu sắt của mẹ bầu cũng tăng cao hơn do sự phát triển nhanh chóng của thau nhi và sự gia tăng thể tích máu. Theo khuyến nghị, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 30 – 60 mg sắt/ngày. Đây là thời điểm quan trọng bổ sung các viên sắt bổ sung, đặc biệt là dạng viên sắt phóng thích kéo dài để giảm tác dụng phụ.
Trong giai đoạn này, mẹ bầu bị thiếu máu thiết sắt có thể cần sử dụng liều dùng cao hơn theo chỉ định của bác sĩ. Việc kết hợp bổ sung sắt với vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu sắt và hạn chế tình trạng táo bón.
Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ)
Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên duy trì bổ sung sắt với liều lượng 30 – 60 mg/ngày. Do nhu cầu sắt tiếp tục tăng cao để chuẩn bị trong quá trình sinh nở, giúp phòng ngừa tình trạng mất máu sau sinh.
Nếu như mẹ bầu bị thiếu máu nghiêm trọng, bác sĩ có thể cân nhắc trong việc sử dụng viên sắt thông thường nhằm tăng hiệu quả nhanh chóng. Đối với những mẹ bầu dung nạp kém, viên sắt phóng thích kéo dài vẫn là lựa chọn tốt để tránh các tác dụng phụ tiêu hóa (táo bón).
Gia đoạn sau sinh
Mặc dù đã sinh nhưng cơ thể của mẹ vẫn cần tiếp tục bổ sung sắt giúp phục hồi lượng máu đã mất trong quá trình sinh nở và duy trì sức khỏe trong thời gian cho con bú. Mẹ nên tiếp tục bổ sung sắt trong ít nhất 1 – 3 tháng sau sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.
Sắt đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thai kỳ giúp duy trì sức khỏe của mẹ cũng như hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Việc nắm bắt rõ về sắt cũng như cách bổ sung phù hợp theo từng giai đoạn thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu tránh được các biến chứng do thiếu máu thiếu sắt. Để đạt hiệu quả tối ưu, mẹ bầu nên tuân thủ theo khuyến nghị của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và bé.
Sumpharma luôn luôn nhận sản xuất thực phẩm chức năng với số lượng không giới hạn. Để được tư vấn về dịch vụ xin vui lòng liên hệ:
———————————————————————————————————————



