“Thúc đẩy sức khỏe qua biên giới: Chiến lược nhập khẩu thực phẩm chức năng đột phá”
Thực phẩm chức năng là mặt hàng Dược phẩm được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước, cụ thể là Bộ Y Tế. Do vậy, khi nhập khẩu Thực phẩm chức năng, Doanh nghiệp cần chú ý tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành. Bài viết này Sumpharma xin cung cấp đến bạn đọc những kiến thức tổng quan về thủ tục nhập khẩu Thực phẩm chức năng vào Việt Nam.
I – Thực phẩm chức năng là gì?
Theo Điều 3 nghị định 15/2018/ND-CP, thực phẩm chức năng được chia thành 4 loại, bao gồm:
– Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:
- Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;
- Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa;
- Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập tại điểm a và điểm b trên đây.
– Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ. ( Các dạng bào chế và đóng gói sản phẩm chức năng )
– Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt (Food for Special Medical Purposes, Medical Food) là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
– Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses) dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng. Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành phần của những thực phẩm thông thường cùng bản chất, nếu có.
II – Các bước nhập khẩu thực phẩm chức năng
Sau đây là các bước để tiến hành nhập khẩu Thực phẩm chức năng về Việt Nam:
1. Đăng ký công bố Thực phẩm chức năng
Theo quy định, các công ty, cơ sở chế biến thực phẩm chức năng phải công bố chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường nhằm mục đích mang lại những sản phẩm chất lượng, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng. Quá trình đăng ký công bố Thực phẩm chức năng được thực hiện online trên website chính thức của Cục An Toàn Thực Phẩm: https://nghidinh15.vfa.gov.vn
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định sẽ tiến hành thủ tục đăng ký Công bố sản phẩm.
Công bố Sản phẩm nhập khẩu yêu cầu Doanh nghiệp phải cung cấp các giấy tờ sau theo quy định của Cục An Toàn Thực phẩm:
- Mẫu nhãn lưu hành trên thị trường.
- Nhãn phụ với đầy đủ nội dung theo quy định của Nghị định số 111/2021/NĐ-CP và chương VII nghị định 15/2018/ND-CP về quy định ghi nhãn đối với hàng hóa nhập khẩu.
- Tiêu chuẩn sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp.
- Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm nghiệm đạt ISO 17025.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do/chứng nhận xuất khẩu/chứng nhận y tế của sản phẩm tại nước sở tại, có hợp pháp hóa lãnh sự.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương.
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố.
- Và các tài liệu liên quan.
2. Làm thủ tục thông quan
Thủ tục hải quan (Customs procedures) là thủ tục bắt buộc cần phải thực hiện ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khi nhập khẩu/ nhập cảnh hàng hóa, phương tiện vận tải vào một quốc gia và xuất khẩu/ xuất cảnh hàng hóa, phương tiện ra khỏi quốc gia.
Thủ tục hải quan được thực hiện để Nhà nước có cơ sở, căn cứ cho việc tính thuế và giúp việc quản lý hàng hóa xuất/ nhập khẩu dễ dàng hơn. Đây là tên gọi dành cho sản phẩm, hàng hóa hoặc phương tiện vận chuyển và không được áp dụng đối với người.
Quy trình thủ tục thông quan hàng hóa bao gồm:
– Kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá: Trong quá trình làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ, cơ bản gồm các giấy tờ sau:
- Hợp đồng thương mại (Sale Contract).
- Vận đơn lô hàng (Bill of Landing).
- Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).
- Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng (C/O).
– Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).
- Khai và truyền tờ khai hải quan: Sau khi hãng vận chuyển gửi giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần tiến hành lên tờ khai hải quan và điền đầy đủ thông tin trên tờ khai. Khi tờ khai hoàn tất và được truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số nếu như thông tin chính xác và đầy đủ.
- Lấy lệnh giao hàng: Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau và mang đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng:
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân bản sao.
– Vận đơn bản sao.
– Vận đơn bản gốc có dấu.
– Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan: Sau khi tờ khai được truyền đi, hệ thống sẽ phân luồng hàng hoá thành luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ.
- Luồng xanh: Doanh nghiệp in tờ khai và đóng thuế.
- Luồng vàng: Đơn vị Hải quan kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng.
- Luồng đỏ: Hàng bị kiểm hoá.
- Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan: Sau khi tờ khai đã được truyền và thông qua, doanh nghiệp cần tiến hành nộp 2 loại thuế chính, là thuế nhập khẩu và VAT.
- Chuyển hàng hoá về kho bảo quản.
>>> Xem thêm: Quy trình Nhập khẩu mỹ phẩm trọn gói OEM
———————————————————————————————————————