Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm dễ dàng và minh bạch: Bí quyết thành công cho các doanh nghiệp
Nhu cầu làm đẹp là nhu cầu tất yêu trong đời sống cơ bản của con người. Vì thế hiện nay rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc nhập khẩu Mỹ phẩm về Việt Nam để phân phối đến tay người tiêu dùng. Bài viết này hãy cũng Sumpharma tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu Mỹ phẩm về Việt Nam nhé.
I – Mỹ phẩm là gì?
Theo Điều 2 thông tư 06/2011/TT-BYT về quản lý mỹ phẩm, mỹ phẩm được định nghĩa như sau:
“Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.”
II – Các bước nhập khẩu mỹ phẩm
Sau đây là các bước để tiến hành nhập khẩu Mỹ phẩm về Việt Nam
1. Đăng ký công bố Mỹ phẩm
Theo quy định tại thông tư 06/2011/TT-BYT, các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.
Quá trình đăng ký công bố Mỹ phẩm được quản lý bởi Phòng Quản lý Mỹ Phẩm thuộc Cục Dược, và được thực hiện online trên website chính thức của Cổng thông tin một cửa quốc gia: https://vnsw.gov.vn/
Công bố Mỹ phẩm nhập khẩu yêu cầu Doanh nghiệp phải cung cấp các giấy tờ sau theo quy định của Cục Dược:
- Kê khai thông tin sản phẩm theo mẫu
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do/chứng nhận xuất khẩu/chứng nhận y tế của sản phẩm tại nước sở tại, có hợp pháp hóa lãnh sự.
- Giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho Doanh nghiệp được phép lưu hành sản phẩm tại thị trường Việt Nam, có hợp pháp hóa lãnh sự.
- Và các tài liệu liên quan.
2. Làm thủ tục thông quan
Thủ tục hải quan (Customs procedures) là thủ tục bắt buộc cần phải thực hiện ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khi nhập khẩu/ nhập cảnh hàng hóa, phương tiện vận tải vào một quốc gia và xuất khẩu/ xuất cảnh hàng hóa, phương tiện ra khỏi quốc gia.
Thủ tục hải quan được thực hiện để Nhà nước có cơ sở, căn cứ cho việc tính thuế và giúp việc quản lý hàng hóa xuất/ nhập khẩu dễ dàng hơn. Đây là tên gọi dành cho sản phẩm, hàng hóa hoặc phương tiện vận chuyển và không được áp dụng đối với người.
Quy trình thủ tục thông quan hàng hóa bao gồm:
– Kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá: Trong quá trình làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ, cơ bản gồm các giấy tờ sau:
- Hợp đồng thương mại (Sale Contract).
- Vận đơn lô hàng (Bill of Landing).
- Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).
- Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng (C/O).
– Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).
– Khai và truyền tờ khai hải quan: Sau khi hãng vận chuyển gửi giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần tiến hành lên tờ khai hải quan và điền đầy đủ thông tin trên tờ khai. Khi tờ khai hoàn tất và được truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số nếu như thông tin chính xác và đầy đủ.
– Lấy lệnh giao hàng: Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau và mang đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng:
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân bản sao.
– Vận đơn bản sao.
– Vận đơn bản gốc có dấu: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan: Sau khi tờ khai được truyền đi, hệ thống sẽ phân luồng hàng hoá thành luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ.
– Luồng xanh: Doanh nghiệp in tờ khai và đóng thuế.
– Luồng vàng: Đơn vị Hải quan kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng.
– Luồng đỏ: Hàng bị kiểm hoá:
- Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan: Sau khi tờ khai đã được truyền và thông qua, doanh nghiệp cần tiến hành nộp 2 loại thuế chính, là thuế nhập khẩu và VAT.
- Chuyển hàng hoá về kho bảo quản.
>>> Nhập khẩu mỹ phẩm trọn gói từ A-Z
———————————————————————————————————————