Sumpharma

Nhà nhập khẩu Dược mỹ phẩm hàng đầu Việt Nam

Tiếng Việt
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Dịch vụ nhập khẩu
    • Nhập khẩu mỹ phẩm
    • Nhập khẩu thiết bị y tế
    • Nhập khẩu thực phẩm – Thực phẩm chức năng
    • Nhập khẩu thuốc
    • Nhập khẩu sữa & các sản phẩm cho bé
    • Nhập khẩu nguyên liệu
  • Tin tức
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
Trang chủ · Tin tức

Tin tức

Người bị axit uric cao có nên uống trà xanh, cà phê không?

Axit uric tăng cao sẽ khiến nhiều người lo lắng, bởi có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như bệnh gút, sỏi thận và bệnh tim. Đặc biệt, hiện nay tình trạng này đang ngày càng gia tăng, có xu hướng trẻ hóa do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Chính vì vậy, việc lựa chọn thực phẩm và đố uống phù hợp rất quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ axit uric trong máu. Vậy người bị axit uric cao có uống được trà xanh, cà phê không? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết này.

Công dụng của trà xanh

Trà xanh là một loại thức uống giàu các hoạt chất sinh học có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là những người có nồng độ axit uric trong máu cao. Trà xanh chứa hàm lượng cao polyphenol – một nhóm chất chống oxy hóa mạnh giúp kiểm soát và giảm axit uric.

nguoi-bi-axit-uric-cao-co-nen-uong-tra-xanh-ca-phe-khong

Nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy polyphenol trong trà xanh, đặc biệt là epigallocatechin gallate (EGCG), có khả năng ức chế hoạt động của enzym xanthine oxidase là xúc tác phản ứng chuyển purin thành axit uric. Uống nước trà xanh thường xuyên sẽ giúp làm giảm quá trình hành thành axit uric trong cơ thể. Ngoài ra, trà xanh còn hỗ trợ tăng cường chức năng thận và thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric qua nước tiểu, từ đó phòng ngừa nguy cơ lắng đọng tinh thể urat tại khớp và thận.

Tuy nhiên, để phát huy công dụng tối da của trà xanh và tránh những tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần phải tuân thủ một số nguyên tác khi sử dụng. Không nên uống trà xanh khi bụng đang đói để hạn chế kích ứng dạ dày, không uống ngay sau khi ăn hoặc trước giờ ngủ. Tốt nhất, mỗi ngày chỉ nên dùng từ 1-2 tách trà xanh và không dùng trà để uống thuốc nhằm tránh ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của dược chất.

Công dụng của cà phê

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống cà phê với lượng vừa phải có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh gút, là biến chứng điển hình liên quan đến tăng axit uric. Trong cà phê có các hợp chất sinh hoạt như caffeine và polyphenol sẽ giúp ức chế enzyme xanthine oxidase. Ngoài ra, cà phê còn có tác dụng lợi tiểu nhẹ giúp tăng thải trừ axit uric qua đường nước tiểu và giúp hòa tan của chất này trong hệ bài tiết.

nguoi-bi-axit-uric-cao-co-nen-uong-tra-xanh-ca-phe-khong

Đặc biệt. polyphenol trong cà phê cũng có tính chống oxy hóa giúp ổn định chức năng tế bào, tăng cường hoạt động và hỗ trợ cân bằng nội môi. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo tính hiệu và an toàn, cần ưu tiên sử dụng cà phê nguyên chất, không đường, không sữa béo. Khi tiêu thụ quá nhiều cà phê pha sẵn, có hàm lượng đường và chất béo cao có thể làm rối loạn chuyển hóa và gián tiếp thúc đẩy tình trạng tăng axit uric.

Người có axit uric cao nên giới hạn mức tiêu thụ ở mức 1 – 3 tách cà phê nguyên chất mỗi ngày, uống vào buổi sáng hoặc trưa để hạn chế ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Người bị axit uric cao có nên uống trà xanh, cà phê không?

Người bị tăng axit uric máu hoàn toàn có thể uống trà xanh và cà phê ở mức độ phù hợp. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, polyphenol trong trà xanh và caffeine trong cà phê có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong máu thông qua việc ức chế enzyme xanthine oxidase. Ngoài ra, cả hai loại đồ uống này còn có công dụng lợi tiểu nhẹ, hỗ trợ quá trình đào thải axit uric qua nước tiểu.

nguoi-bi-axit-uric-cao-co-nen-uong-tra-xanh-ca-phe-khong

Tuy nhiên, không nên làm dụng quá nhiều, bởi tiêu thụ quá nhiều trà xanh hoặc cà phê có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn như kích ứng dạ dày, bồn chồn, mất ngủ. Ngoài ra, cà phê và trà xanh sẽ tương tác với một số loại thuốc điều trị, cho nên cần tránh uống khi đang dùng thuốc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thường xuyên.

Người bị axit uric cao có uống được trà xanh, cà phê không? Người bị axit uric cao vẫn có thể uống trà xanh và cà phê với liều lượng hợp lý. Cả hai loại thức uống này đều hỗ trợ giảm axit uric nếu dùng đúng cách. Tuy nhiên, cần chọn loại nguyên chất, không thêm đường sữa, tránh uống khi đói hoặc quá muộn trong ngày. Để an toàn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thường xuyên.

Chia sẻ0
Chia sẻ

Bình luận của bạn Hủy

✕

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết liên quan

nhap-khau-my-pham-thien-nhien-va-cach-lua-chon-nguyen-lieu-phu-hop

Nhập khẩu mỹ phẩm thiên nhiên và cách lựa chọn nguyên liệu phù hợp

Hiện nay, cùng xu hướng sống xanh, thân thiện với … Tìm hiểu thêm

khong-an-tinh-bot-buoi-toi-giai-phap-giam-can-than-toc

Không ăn tinh bột buổi tối – Giải pháp giảm cân thần tốc?

Tinh bột đóng vai trò rất quan trọng trong việc … Tìm hiểu thêm

top-6-loai-hat-giau-chat-xo-ho-tro-tieu-hoa-va-tang-cuong-suc-khoe-tim-mach

TOP 6 loại hạt giàu chất xơ – hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tim mạch

Hiện nay, thói quen ăn uống ngày càng thiếu chất … Tìm hiểu thêm

6 Nhóm phụ nữ khuyến nghị không nên sử dụng collagen

6 Nhóm phụ nữ khuyến nghị không nên sử dụng collagen

Collagen có vai trò quan trọng trong việc duy trì … Tìm hiểu thêm

Hotline tư vấn 0243 212 1820 0867 341 517

Thông tin liên hệ
  • Trụ sở: Địa chỉ: Tầng 11, tháp Tây, tòa nhà Hancorp 72 Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
  • Chi nhánh miền Nam: Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà C.T Building số 56 Yên Thế, P. 2, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
  • Email: cskh@sumpharma.vn
Liên hệ

© Copyright 2024 Sumpharma.vn. All Rights Reserved.